Hộ chiếu và visa khác nhau thế nào? Điều kiện để được cấp visa theo quy định mới nhất hiện nay thế nào?

Visa khác gì hộ chiếu?

Visa khác gì hộ chiếu? Điều kiện để được cấp thị thực theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào? Thắc mắc của nhiều du khách là công dân Việt Nam.

Visa khác gì hộ chiếu?

Dưới đây là một số tiêu chí để phân biệt visa khác gì hộ chiếu:

Tiêu chí phân biệt Visa (Thị thực) Hộ chiếu (Passport)
Khái niệm Là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. (Căn cứ tại khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014) Là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân. (Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019)
Giá trị sử dụng – Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần và không được chuyển đổi mục đích.

– Thị thực cấp cho trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.có giá trị một lần

– Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.

– Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:

+ Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;

+ Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;

+ Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

Công dụng Là một bằng chứng pháp lý xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực. Sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Phân loại – Entry visa: Thị thực nhập cảnh

– Exit visa: Thị thực xuất cảnh

– Transit visa: Thị thực quá cảnh

– Hộ chiếu ngoại giao;

– Hộ chiếu công vụ;

– Hộ chiếu phổ thông;

Cơ quan cấp – Cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài bao gồm quan đại diện hoặc cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự.

– Thủ tục xin visa với người Việt Nam xin cấp visa ra nước ngoài: Thủ tục tùy theo quy định của từng quốc gia mà bạn muốn đến

– Hộ chiếu phổ thông: Việc đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông được thực hiện tại trụ sở Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh hoặc trên môi trường điện tử tại cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công của Bộ Công an

– Hộ chiếu công vụ, ngoại giao:

+ Cơ quan cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đề nghị phía nước ngoài cấp thị thực ở trong nước bao gồm Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Cơ quan cấp hộ chiếu ở trong nước).

+ Cơ quan cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đề nghị phía nước ngoài cấp thị thực ở nước ngoài bao gồm các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện).

Như vậy, bạn đọc có thể dựa vào một số tiêu chí được nêu trên để giải đáp cho thắc mắc “visa khác gì hộ chiếu:.

Visa khác gì hộ chiếu?
Visa khác gì hộ chiếu? Điều kiện để được cấp thị thực theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào? (Hình từ internet)

Điều kiện để được cấp thị thực theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào?

Căn cư theo Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2019 quy định về điều kiện cấp thị thực gồm có như sau:

– Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

– Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh trừ trường hợp:

+ Đối tượng cấp thị thực là người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại.

+ Cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài.

+ Cấp thị thực điện tử theo đề nghị của cơ quan, tổ chức.

– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh:

+ Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.

+ Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.

+ Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.

+ Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.

+ Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.

+ Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.

+ Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.

+ Vì lý do thiên tai.

+ Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh đối với các trường hợp được yêu cầu theo quy định của pháp luật.

– Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.

Trường hợp nào được miễn thị thực?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định các trường hợp được miễn thị thực gồm có như sau:

– Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

– Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.

– Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.”.

– Theo quy định tại Điều 13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.

(Nguồn: Thư viện pháp luật)

 

Trung tâm dịch vụ visa VSC không phải là đại diện của Lãnh Sự quán/Đại sứ Quán các nước. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn dựa vào nguồn lực nhân sự có kinh nghiệm và chuyên môn nhằm làm tăng tỷ lệ đạt visa mong muốn. Trong vài trường hợp, chúng tôi có thể đại diện Quý khách hàng làm mọi thủ tục. Tuy nhiên, việc được chấp thuận thị thực nhập cảnh (cấp visa) là đặc quyền của Lãnh sứ quán/ Đại sứ quán hoặc cơ quan ngoại giao tương đương.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger